Với hệ thống thang máy cho gia đình hoặc những nơi công cộng, chúng ta thấy có rất nhiều thiết bị như tủ điều khiển, động cơ và nhiều thiết bị khác. Nhưng cơ bản một chiếc thang máy gia đình hoàn chỉnh sẽ có 2 phần chính là phần hệ thống điện điều khiển và phần cơ khí. Mỗi phần sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau trong chu trình hoạt động. 

Hệ thống điện điều khiển thang máy

Tủ điều khiển thang máy ( Control Cabinet)

Hệ thống điều khiển bao gồm các thiết bị điện – điện tử được lập trình sẵn, đảm bảo thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu. Bộ phận chính phần điện là tủ điều khiển gồm có biến tần điều khiển bơm điện cho động cơ, các contactor (khởi động từ) thực hiện đóng ngắt thường xuyên các mạch động lực, các rơle chuyển mạch, bộ nguồn, điện trở xả. Ngoài ra tủ điều khiển còn có các thiết bị bảo vệ khác như chống mất pha hay đảo pha, bộ lọc chống nhiễu…

Hiện nay, có 2 hệ thống điều khiển chính, đó là sử dụng hệ điều khiển biến tần, và hệ điều khiển PLC

– Biến tần trong tủ điều khiển: là thiết bị có khả năng biến đổi tần số và điện áp, dùng để điều khiển tốc độ moment động cơ, dựa trên các tín hiệu xung điện từ bộ mã hóa encoder. Điều khiển bằng hệ thống biến tần được sử dụng khá phổ biến tại các gia đình do độ chính xác cao, êm ái, an toàn khi sử dụng

– Hệ điều khiển PLC: Được thiết kế dựa trên nền bộ vi xử lý lập trình logic, có khả năng thực hiện nhiều lệnh gọi phục vụ với nhiều chế độ thông minh. Hệ điều khiển PLC được sử dụng nhiều tại các chung cư, khu TTTM,…

Motor kéo (động cơ)

Motor kéo thường được lắp đặt ở trên nóc giếng thang. Một vài trường hợp ngoại lệ, motor kéo được lắp ở dưới hố pit thang máy. Đây là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định, làm kéo puli, giúp kéo cabin di chuyển lên xuống. Động cơ thang máy được chưa làm 2 dòng là động cơ có hộp số và động cơ không hộp số.

Motor kéo sẽ được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi motor kéo hoạt động, puli sẽ quay và truyền chuyển động tới cáp nâng, làm cabin và đối trọng di chuyển lên hoặc xuống, dọc theo giếng thang. Vì vậy, motor là thành phần quan trọng để chiếc thang máy hoạt động, được gắn kết với một hệ thống điều khiển ở tử điều khiển. Ngoài ra, trên Motor kéo còn gắn một bộ Phanh: nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng.

Phần cơ khí thang máy

Rail dẫn hướng

Rail được lắp đặt cọ theo giếng thang, để dẫn đường cho cabin và các đối trọng chuyển động dọc theo giếng thang. Rail dẫn hướng đảm bao cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí yêu cầu, không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động.

Ngoài ra rail dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).

Cáp tải thang máy

Cáp tải ảnh hưởng tới quá trình di chuyển và độ an toàn của thang máy. Loại cáp chuyên dụng thường sử dụng cho thang máy từ Ø6,5 --> Ø18, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn TCVN 6395:2008. Số sợi cáp cho thang máy gia đình thường từ ba sợi cáp trở lên, đường kính lớn hơn Ø8, hệ số an toàn lớn hơn 12 lần so với tải trọng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

Phanh thang máy

Vị trí: Được đặt ở trên mortor kéo

Chức năng: Giúp cabin đứng yên khi dừng tầng

Giảm chấn

Giảm chấn được thiết kế ở đáy hố thang, có tác dụng làm giá đỡ cho cabin và đối trọng khi dừng hoặc chuyển động xuống dưới. Giảm chấn phải đảm bảo độ cao đủ lớn để khi cabin hoặc đối trọng tỳ lên nó phải có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép, đồng thời, đảm bảo cho việc bảo hành và sửa chữa.

Cabin và cửa tầng

Cửa cabin và cửa tầng tầng được thiết kế mở ra đóng vào, vận hành một cách trơn tru nhất. Ngoài ra còn tích hợp hệ thống chống lẹt Photocell, đảm bảo an toàn khi có vật kẹt cửa, hoặc người chưa vào kịpCửa Cabin và Cửa tầng được trang bị khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động.

Cabin chính là thiết bị chủ yếu giao tiếp với người dùng trong quá trình di chuyển. Người dùng sử dụng cabin để di chuyển giữa các tầng thông qua bảng điều khiển ở cửa mỗi tầng và bảng điều khiển trong cabin. Một vài yêu cầu khi lắp đặt cabin như: đảm bảo kích thước phù hợp, tính thẩm mỹ cao, trang bị các vật dụng chi tiết thiết yếu (thông hơi, quạt gió, đèn…).

 

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH THANG MÁY NAM TRÍ

  • Địa chỉ: 131/28 Mã Lò, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0913 677 845 – 0933 155 369
  • Fax: 028 3755 2115
  • Gmail: thangmaynamtri2004@gmail.com
  • Website: www.namtri.com.vn
  • Mã số thuế: 0303177327

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *